Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai như thế nào?

Published on by dhlaw

Hòa giải là thủ tục bắt buộc nếu có tranh chấp đất đai xảy ra. Đây là quy định của pháp luật, được quy định trong luật đất đai 2013. Quy định của thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai được quy định như thế nào? Bạn quan tâm, có thể tham khảo bài viết này để có thêm thông tin.

thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai

Điều 202 Luật đất đai 2013 và Điều 88 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định thủ tục tranh chấp đất đai, cụ thể như sau:

Thứ nhất: Tự hòa giải

– Các bên đang xảy ra tranh chấp, tự thỏa thuận để đưa ra sự thống nhất chung;

– Nếu hòa giải thành thì kết thúc thủ tục tranh chấp; Nếu có sự thay đổi về ranh giới, quyền sử dụng đất,… thì báo lại phía cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

– Nếu hòa giải không thành, các bên gửi đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp lên UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp;

Thứ hai: Hòa giải tại cơ sở

Khi nhận đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai, UBND cấp xã có trách nhiệm:

+ Thẩm tra, xác minh tìm hiểu nguyên nhân phát sinh tranh chấp, thu thập giấy tờ, tài liệu có liên quan do các bên cung cấp về nguồn gốc đất, quá trình sử dụng đất và hiện trạng sử dụng đất;

+ Thành lập Hội đồng hòa giải;

+ Tổ chức cuộc họp hòa giải có sự tham gia của các bên tranh chấp, thành viên Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

+ Việc hòa giải chỉ được tiến hành khi các bên tranh chấp đều có mặt. Trường hợp một trong các bên tranh chấp vắng mặt đến lần thứ hai thì được coi là việc hòa giải không thành.

Thứ ba: Lập biên bản hòa giải

Việc hòa giải tại cơ sở phải được lập thành biên bản hòa giải;

Nội dung của biên bản hòa giải bao gồm:

+ Thời gian và địa điểm tiến hành hòa giải;

+ Thành phần tham dự hòa giải;

+ Tóm tắt nội dung tranh chấp thể hiện rõ về nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất đang tranh chấp, nguyên nhân phát sinh tranh chấp;

+ Ý kiến của Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai;

+ Những nội dung đã được các bên tranh chấp thỏa thuận, không thỏa thuận;

+  Chữ ký của Chủ tịch Hội đồng, các bên tranh chấp có mặt tại buổi hòa giải, các thành viên tham gia hòa giải;

+ Đóng dấu của Ủy ban nhân dân cấp xã;

Thứ tư: Thời gian hòa giải

Không quá 45 ngày;

Thứ năm: Tổ chức lại cuộc họp hội đồng hòa giải

Sau thời hạn 10 ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà các bên tranh chấp có ý kiến bằng văn bản về nội dung khác với nội dung đã thống nhất trong biên bản hòa giải thành thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức lại cuộc họp Hội đồng hòa giải để xem xét giải quyết đối với ý kiến bổ sung và phải lập biên bản hòa giải thành hoặc không thành.

Thứ sáu: Kết quả hòa giải

Nếu thành: và có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì UBND cấp xã gửi biên bản hòa giải đến:

  • Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân.
  • Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác;

Nếu không thành:

  • Các bên tranh chấp yêu cầu UBND cấp cao hơn giải quyết;
  • Hoặc khởi kiện theo hình thức tố tụng dân sự tại Tòa án;

Trên đây là toàn bộ thông tin của thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai theo quy định mới nhất của pháp luật hiện hành. Bạn lưu ý, thủ tục này chỉ là một trong các bước của Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai;

Liên hệ tư vấn

Bộ phận Tư vấn Luật Đất đai DHLaw.
Add: Số 185 Nguyễn Văn Thương (D1 cũ), Phường 25, Q. Bình Thạnh, TPHCM.
Tell: 028 66 826 954
Hotline: 0909 854 850
Email: contact@dhlaw.com.vn

Published on tranh-chap-dat-dai

To be informed of the latest articles, subscribe:
Comment on this post